Dứa cung cấp một lượng lớn vitamin C bởi vị chua đặc trưng, loại trái này cung cấp khá nhiều khoáng chất như canxi, kali, folate và vitamin B1. Được biết dứa cung cấp khá ít protein và chất béo, ít calo và hạn chế sản sinh cholesterol trong máu. Ngoài ra, bởi trong dứa có chứa một loại enzyme bromelanin có khả năng phân hủy protein nhanh hơn thông thường, do vậy dứa thường được chế biến trong các món nhiều đạm như bò, cá, vịt, ngan… để thịt nhanh mềm, có mùi và hương vị đặc trưng hơn.
Dứa giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, cải thiện tình trạng của xương, tăng thị lực cho mắt, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, kháng viêm giảm đông máu. Tuy nhiều ưu điểm là vậy nhưng khi ăn dứa chúng ta nên tránh sử dụng vào những trường hợp sau:
1. Ăn khi đói:
– Đây là loại trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, ăn dứa khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.
2. Ăn dứa khi mang bầu:
– Dứa có chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Đặc biệt là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao. Bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa sẽ rất dễ gây sẩy thai. Do vậy, bạn nên kiêng loại quả này trong giai đoạn đầu của thai kỳ, và ăn một lượng vừa phải ở các giai đoạn tiếp theo.
3. Ăn dứa khi bị chảy máu:
– Dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết. Thế nên người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết… không nên ăn dứa để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
4. Ăn dứa khi bị hen phế quản, viêm mũi họng:
– Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn…
5. Ăn dứa khi bị cao huyết áp:
– Chất serotonin trong dứa có tác dụng làm co thắt huyết quản rất mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường. Do đó, những người bị tăng huyết áp cần nên tránh xa loại quả này.
6. Ăn dứa khi bị bệnh dạ dày:
– Người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi loại quả này có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
– Ngoài ra không nên ăn dứa khi còn quá xanh hoặc dứa bị dập nát vì có chứ nhiều độc tố làm cho người ăn bị ngộ độc. trong thực tế người ăn dứa đã gặp tai biến, sau khi ăn dứa từ 30-60 phút ngộ độc nhẹ thì khó chịu, ngứa ngáy, đau bụng, nôn mửa sau 3 giờ sẽ khỏi. nếu nặng sẽ khó thở, trụy tim mạch, mê man hoặc tử vong.
– Các bạn cần lưu ý những vấn đề Bích vừa nêu ra để tránh các trường hợp ngộ độc do dứa nhé!
– HuBeauty sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ những vấn đề trong hành trình chăm sóc sức khỏe của bạn. Hay tất cả các thắc mắc về sức khỏe bạn cần HuBeauty hỗ trợ hãy liên hệ qua Hotline: 033.345.9596
– Hoặc truy cập vào Fanpage: HuBeautyChuyên gia dinh dưỡng để trao đổi trực tiếp cùng đội ngũ y bác sĩ, đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm.
Hoặc liên hệ qua:
Hotline: 033 345 9596 – 089 847 9896
Fanpage: Sapphire Beauty Academy
Mail: cskhsapphirebeautyacademy@gmail.com
Sapphire Beauty Academy trân trọng cảm ơn Quý Khách !